Chiếc vòng sắt trạm hình rồng
uật lên một sự thực tổ tiên ta hằng chối bỏ.
Giáo sư Trọng gật đầu.
– Đó là tâm nguyện của những người khảo cổ như chúng ta. Dù không chủ tương làm chính trị. Nhưng ngành khảo cổ này chủ tâm tìm hiểu những sự thực, hằng bị chôn vùi trong dĩ vãng. Để trả lại sự thực cho lịch sử.
Giáo sư Trọng đứng dậy. Xoa hai tay vào nhau mỉm cười nói:
– Nói nhiều quá mất rồi. Bây giờ chúng ta phải bắt tay vào việc mới được.
Đoàn người đi lên lưng đồi. Tiến về một chiếc hang đã đào sâu vô trong. Những cây cọc cắm làm dấu từ dưới lên trên thật ngay ngắn. Lởm chởm đó đây, những vùng đào bới dở dang cũng được đánh dấu khá cẩn thận. Bình để ý thấy một cây trụ đáù vuông vắn bên lối đi với những hàng chữ lạ. Bên trên, một con bò cạp đen tuyền, cong đuôi đứng nhìn đoàn người như giận dữ.
Giáo sư Trọng hăm hở đi trước, Đoàn người mang dụng cụ đào bới theo sau. Bình và Yến đi lui ra phía sau. Yến nói nho nhỏ:
– Em lo ba sẽ rất đau lòng.
Bình ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao em lại nghĩ vậy. Anh thấy ba em vui vẻ lắm mà.
Yến nói:
– Anh nói đúng, ông cụ đang rất phấn khởi và sung sướng.
– Như vậy tại sao em lại lo ba em đau lòng?
Yến có vẻ đăm chiêu.
– Trong trường hợp ba em nuôi nhiều hy vọng như vậy. Nhưng khi vô được bên trong ngôi mộ rồi. Chẳng có gì cả. Lúc đó sẽ làm ông thất vọng não nề.
– Làm gì có chuyện đó.
– Anh có nghĩ tới đã có người vô đây trước rồi hay không?
– Những vết tích ở đây cho thấy chưa có ai khám phá ra cổ mộ này cả.
– Sự đột nhập của mấy trăm năm trước có thể đã bị xóa nhòa thì sao?
– Anh không tin những người xưa kia, dám xâm nhập những lăng tẩm vua chúa của họ.
– Đã có biết bao nhiêu vụ trộm cắp khai quật cổ mộ từ xưa tới nay rồi. Em không tin là anh không biết.
Bình mỉm cười, đi sát vào người yêu hơn nữa. Chàng biết mẹ nàng qua đời từ hồi Yến còn nhỏ, và bố nàng làm thân gà trống nuôi con cho tới bây giờ. Hai cha con hủ hỷ sống bên nhau, nên tình yêu của nàng dành cho bố luôn luôn đầy ắp. Có lẽ đó cũng là nguồn an ủi tốt lành nhất của giáo sư Trọng, để ông vui sống trong những ngày sau cùng của cuộc đời này.
Đoàn người đi vô trong hang. Ánh đèn pin trên nón nhựa soi loáng thoáng lối đi. Bình nắm tay Yến tiến lên phía trước, đi cạnh giáo sư Trọng. Những cây đuốc cháy bập bùng trong tay mấy người phu đào mộ theo sau, không đủ soi sáng khắp lối đi, nên không khí tại đây có vẻ rờn rợn.
Càng vô trong, con đường hầm càng nhỏ lại, chỉ vừa một người đi. Hai bên vách hang, có nhiều hàng chữ ngoằn ngoèo ẩn hiện.
Yến bóp tay Bình nhè nhẹ nói:
– Tới rồi đó anh.
Bình hồi hộp theo sau giáo sự Trọng đi vào một căn phòng vuông vức. Nhiều hàng chữ trên vách phòng. Nhiều hình tượng rải rác trong phòng. Giáo sư Trọng dừng lại trước một cánh cửa lớn. Bình nhìn thấy hình một con bò cạp khắc nổi trên cánh cửa y như con bò cạp khắc ở trên chiếc mề đay mẹ chàng đeo vô cổ Bình tại phi trường. Bất giác chàng rùng mình.
Giáo sư Trọng nói:
– Bây giờ là lúc chúng ta phải đẩy cửa vô bên trong rồi. Làm việc hơn một năm mới tiến được tới đây.
Bỗng có tiếng la lớn:
– Khoan đã. Hãy dừng lại.
Bình ngạc nhiên nhìn lại phía sau. Chàng thấy một người đàn bà khoảng hơn 30. Tóc dài xõa xuống hai bên ngực thực nở nang. Nàng mặc quần áo thật sặc sỡ của dân Chàm. Hớt hải chạy vô. Trên vai còn đeo thêm một túi vải may bằng vải thô của người Chàm. Tay bà ta cầm máy chụp hình. Khuôn mặt nàng rất đẹp. Cổ, tai và hai tay đeo đầy đồ trang sức óng ánh. Trông có vẻ cao sang hơn hẳn những người Chàm sống rải rác ở địa phương này.
Bà ta thở hổn hển nói:
– Giáo sư Trọng. Ông hãy chờ tôi một chút đã.
Giáo sư Trọng đứng nhìn người đàn bà lạ nói:
– Vâng.
Một tay bà ta đưa lên ngực như để giữ lại hơi thở hổn hển vì vừa phải chạy vội vã một quãng đường xa. Ánh mắt bà ta đỏ rực, phản chiếu ánh sáng bập bùng của những ngọn đuốc đang cháy hừng hực trong hang. Bà ta từ từ ngồi xuống, để túi xách bên cạnh. Mở ra, lấy đèn chụp hình ráp vô máy và ngước mặt lên nói:
– Tôi xin lỗi đã la lớn như vừa rồi. Nhưng xin giáo sư thông cảm cho, vì không muốn mất đi giây phút quan trọng khi mọi người đẩy cửa tiến vô bên trong cổ mộ.
Giáo sư Trọng hơi nheo mắt hỏi:
– Cô là ai. Tại sao những người gác ở ngoài lại cho cô vô đây?
Người đàn bà lạ nói:
– Tôi tên Chế Liễu. Tôi đã trình thẻ báo chí và xin phép họ để tôi vô đây.
Giáo sư Trọng cười xã giao, nói:
– Tên cô đẹp lắm. Nhưng tôi không muốn bất cứ một phóng viên nào viết điều gì về sự khám phá của tôi khi chưa có kết quả tốt đẹp.
Chế Liễu đứng dậy. Mỉm cười thực tươi.
– Tôi sẽ không viết một chữ nào cho tới khi được phép của giáo sư.
– Tại sao cô biết hôm nay chúng tôi vô được cổ mộ.
– Thưa giáo sư. Giáo sư Phan cho tôi biết điều này. Ông ta nói; ngày hôm nay khám phá của giáo sư sẽ mở ra một trang sử oai hùng của dân tộc Chàm, có thể làm chấn động giới khảo cổ toàn cầu.
Giáo sư Trọng cười ha hả.
– Cô đừng tin ông đồng nghiệp của tôi. Ông ta đã quá lời rồi. Chúng tôi chưa tìm thấy điều gì mới lạ cả.
– Giáo sư khiêm tốn quá mất rồi.
Vừa nói, Chế Liễu vừa nắm lấy tay giáo sư Trọng. Cử chỉ và giọng nói của nàng lúc này có một hấp lực quyến rũ kinh hồn. Ông Trọng cười ha hả nói:
– Cô cũng không nên chụp hình làm gì.
Chế Liễu kêu lên. Nàng đứng thật sát vô mình giáo sư Trọng:
– Đó là mục đích của tôi có mặt ở đây ngày hôm nay mà. Xin giáo sư cho phép tôi được chụp hình chứ. Tôi hứa sẽ không đưa bất cứ một hình ảnh nào ra trước công chúng, nếu chưa được phép của giáo sư.
Giáo sư Trọng vỗ nhe nhẹ vô lưng Chế Liễu thật thân mật. Hình như ông có vẻ đã bị cô nàng này thuyết phục rồi.
– Như vậy cũng được. Cô quả thực là một người yêu nghề.
– Xin cám ơn giáo sư.
Quay qua Bình và Yến, Chế Liễu hỏi:
– Chắc anh chị cũng tới đây lần đầu phải không?
Yến lắc đầu nói:
– Không, tôi theo ba tôi tới đây từ lâu rồi. Chỉ có anh Bình đây mới tới từ hôm qua thôi.
Chế Liễu nhìn qua Bình. Mắt cô ta bỗng mở lớn ngạc nhiên, sửng sốt một cách bất ngờ. Nàng hỏi, giọng nói hơn run run.
– Anh có được chiếc mề đay này hồi nào vậy?
Bình không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chàng hỏi lại:
– Có gì lạ đặc biệt không chị?
Chế Liễu lôi trong ngực áo ra một chiếc mề đay bằng đất nung y như của Bình. Nàng đưa vô trước ngực chàng, bên cạnh chiếc mề đay của Bình. Chiếc mề day của Chế Liễu không khác chiếc mè đay của Bình một mảy may nào. Tuy nhiên, chỉ không có hình con bò cạp như của chàng mà thôi. Còn tất cả nét khắc phong cảnh trên tấm mề đay đều giống nhau như cùng đúùc một khuôn vậy.
Giáo sư Trọng kêu lên:
– Thật là lạ. Đây là tấm mề đay mấy chục năm về trước. Ông bạn tôi được một ông già người Chàm tặng. Ông ta nói; trên đời này chỉ có 2 cái. Nhưng cái kia đã tuyệt tích cả trăm năm nay. Vậy mà bây giờ lại xuất hiện ở đây một tấm khác như thế này. Nhưng không hiểu sao trong tấm mề đay của cô Chế Liễu lại thiếu đi hình con bò cạp vậy?
Mặt Chế Liễu biến đổi
Giáo sư Trọng gật đầu.
– Đó là tâm nguyện của những người khảo cổ như chúng ta. Dù không chủ tương làm chính trị. Nhưng ngành khảo cổ này chủ tâm tìm hiểu những sự thực, hằng bị chôn vùi trong dĩ vãng. Để trả lại sự thực cho lịch sử.
Giáo sư Trọng đứng dậy. Xoa hai tay vào nhau mỉm cười nói:
– Nói nhiều quá mất rồi. Bây giờ chúng ta phải bắt tay vào việc mới được.
Đoàn người đi lên lưng đồi. Tiến về một chiếc hang đã đào sâu vô trong. Những cây cọc cắm làm dấu từ dưới lên trên thật ngay ngắn. Lởm chởm đó đây, những vùng đào bới dở dang cũng được đánh dấu khá cẩn thận. Bình để ý thấy một cây trụ đáù vuông vắn bên lối đi với những hàng chữ lạ. Bên trên, một con bò cạp đen tuyền, cong đuôi đứng nhìn đoàn người như giận dữ.
Giáo sư Trọng hăm hở đi trước, Đoàn người mang dụng cụ đào bới theo sau. Bình và Yến đi lui ra phía sau. Yến nói nho nhỏ:
– Em lo ba sẽ rất đau lòng.
Bình ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao em lại nghĩ vậy. Anh thấy ba em vui vẻ lắm mà.
Yến nói:
– Anh nói đúng, ông cụ đang rất phấn khởi và sung sướng.
– Như vậy tại sao em lại lo ba em đau lòng?
Yến có vẻ đăm chiêu.
– Trong trường hợp ba em nuôi nhiều hy vọng như vậy. Nhưng khi vô được bên trong ngôi mộ rồi. Chẳng có gì cả. Lúc đó sẽ làm ông thất vọng não nề.
– Làm gì có chuyện đó.
– Anh có nghĩ tới đã có người vô đây trước rồi hay không?
– Những vết tích ở đây cho thấy chưa có ai khám phá ra cổ mộ này cả.
– Sự đột nhập của mấy trăm năm trước có thể đã bị xóa nhòa thì sao?
– Anh không tin những người xưa kia, dám xâm nhập những lăng tẩm vua chúa của họ.
– Đã có biết bao nhiêu vụ trộm cắp khai quật cổ mộ từ xưa tới nay rồi. Em không tin là anh không biết.
Bình mỉm cười, đi sát vào người yêu hơn nữa. Chàng biết mẹ nàng qua đời từ hồi Yến còn nhỏ, và bố nàng làm thân gà trống nuôi con cho tới bây giờ. Hai cha con hủ hỷ sống bên nhau, nên tình yêu của nàng dành cho bố luôn luôn đầy ắp. Có lẽ đó cũng là nguồn an ủi tốt lành nhất của giáo sư Trọng, để ông vui sống trong những ngày sau cùng của cuộc đời này.
Đoàn người đi vô trong hang. Ánh đèn pin trên nón nhựa soi loáng thoáng lối đi. Bình nắm tay Yến tiến lên phía trước, đi cạnh giáo sư Trọng. Những cây đuốc cháy bập bùng trong tay mấy người phu đào mộ theo sau, không đủ soi sáng khắp lối đi, nên không khí tại đây có vẻ rờn rợn.
Càng vô trong, con đường hầm càng nhỏ lại, chỉ vừa một người đi. Hai bên vách hang, có nhiều hàng chữ ngoằn ngoèo ẩn hiện.
Yến bóp tay Bình nhè nhẹ nói:
– Tới rồi đó anh.
Bình hồi hộp theo sau giáo sự Trọng đi vào một căn phòng vuông vức. Nhiều hàng chữ trên vách phòng. Nhiều hình tượng rải rác trong phòng. Giáo sư Trọng dừng lại trước một cánh cửa lớn. Bình nhìn thấy hình một con bò cạp khắc nổi trên cánh cửa y như con bò cạp khắc ở trên chiếc mề đay mẹ chàng đeo vô cổ Bình tại phi trường. Bất giác chàng rùng mình.
Giáo sư Trọng nói:
– Bây giờ là lúc chúng ta phải đẩy cửa vô bên trong rồi. Làm việc hơn một năm mới tiến được tới đây.
Bỗng có tiếng la lớn:
– Khoan đã. Hãy dừng lại.
Bình ngạc nhiên nhìn lại phía sau. Chàng thấy một người đàn bà khoảng hơn 30. Tóc dài xõa xuống hai bên ngực thực nở nang. Nàng mặc quần áo thật sặc sỡ của dân Chàm. Hớt hải chạy vô. Trên vai còn đeo thêm một túi vải may bằng vải thô của người Chàm. Tay bà ta cầm máy chụp hình. Khuôn mặt nàng rất đẹp. Cổ, tai và hai tay đeo đầy đồ trang sức óng ánh. Trông có vẻ cao sang hơn hẳn những người Chàm sống rải rác ở địa phương này.
Bà ta thở hổn hển nói:
– Giáo sư Trọng. Ông hãy chờ tôi một chút đã.
Giáo sư Trọng đứng nhìn người đàn bà lạ nói:
– Vâng.
Một tay bà ta đưa lên ngực như để giữ lại hơi thở hổn hển vì vừa phải chạy vội vã một quãng đường xa. Ánh mắt bà ta đỏ rực, phản chiếu ánh sáng bập bùng của những ngọn đuốc đang cháy hừng hực trong hang. Bà ta từ từ ngồi xuống, để túi xách bên cạnh. Mở ra, lấy đèn chụp hình ráp vô máy và ngước mặt lên nói:
– Tôi xin lỗi đã la lớn như vừa rồi. Nhưng xin giáo sư thông cảm cho, vì không muốn mất đi giây phút quan trọng khi mọi người đẩy cửa tiến vô bên trong cổ mộ.
Giáo sư Trọng hơi nheo mắt hỏi:
– Cô là ai. Tại sao những người gác ở ngoài lại cho cô vô đây?
Người đàn bà lạ nói:
– Tôi tên Chế Liễu. Tôi đã trình thẻ báo chí và xin phép họ để tôi vô đây.
Giáo sư Trọng cười xã giao, nói:
– Tên cô đẹp lắm. Nhưng tôi không muốn bất cứ một phóng viên nào viết điều gì về sự khám phá của tôi khi chưa có kết quả tốt đẹp.
Chế Liễu đứng dậy. Mỉm cười thực tươi.
– Tôi sẽ không viết một chữ nào cho tới khi được phép của giáo sư.
– Tại sao cô biết hôm nay chúng tôi vô được cổ mộ.
– Thưa giáo sư. Giáo sư Phan cho tôi biết điều này. Ông ta nói; ngày hôm nay khám phá của giáo sư sẽ mở ra một trang sử oai hùng của dân tộc Chàm, có thể làm chấn động giới khảo cổ toàn cầu.
Giáo sư Trọng cười ha hả.
– Cô đừng tin ông đồng nghiệp của tôi. Ông ta đã quá lời rồi. Chúng tôi chưa tìm thấy điều gì mới lạ cả.
– Giáo sư khiêm tốn quá mất rồi.
Vừa nói, Chế Liễu vừa nắm lấy tay giáo sư Trọng. Cử chỉ và giọng nói của nàng lúc này có một hấp lực quyến rũ kinh hồn. Ông Trọng cười ha hả nói:
– Cô cũng không nên chụp hình làm gì.
Chế Liễu kêu lên. Nàng đứng thật sát vô mình giáo sư Trọng:
– Đó là mục đích của tôi có mặt ở đây ngày hôm nay mà. Xin giáo sư cho phép tôi được chụp hình chứ. Tôi hứa sẽ không đưa bất cứ một hình ảnh nào ra trước công chúng, nếu chưa được phép của giáo sư.
Giáo sư Trọng vỗ nhe nhẹ vô lưng Chế Liễu thật thân mật. Hình như ông có vẻ đã bị cô nàng này thuyết phục rồi.
– Như vậy cũng được. Cô quả thực là một người yêu nghề.
– Xin cám ơn giáo sư.
Quay qua Bình và Yến, Chế Liễu hỏi:
– Chắc anh chị cũng tới đây lần đầu phải không?
Yến lắc đầu nói:
– Không, tôi theo ba tôi tới đây từ lâu rồi. Chỉ có anh Bình đây mới tới từ hôm qua thôi.
Chế Liễu nhìn qua Bình. Mắt cô ta bỗng mở lớn ngạc nhiên, sửng sốt một cách bất ngờ. Nàng hỏi, giọng nói hơn run run.
– Anh có được chiếc mề đay này hồi nào vậy?
Bình không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chàng hỏi lại:
– Có gì lạ đặc biệt không chị?
Chế Liễu lôi trong ngực áo ra một chiếc mề đay bằng đất nung y như của Bình. Nàng đưa vô trước ngực chàng, bên cạnh chiếc mề đay của Bình. Chiếc mề day của Chế Liễu không khác chiếc mè đay của Bình một mảy may nào. Tuy nhiên, chỉ không có hình con bò cạp như của chàng mà thôi. Còn tất cả nét khắc phong cảnh trên tấm mề đay đều giống nhau như cùng đúùc một khuôn vậy.
Giáo sư Trọng kêu lên:
– Thật là lạ. Đây là tấm mề đay mấy chục năm về trước. Ông bạn tôi được một ông già người Chàm tặng. Ông ta nói; trên đời này chỉ có 2 cái. Nhưng cái kia đã tuyệt tích cả trăm năm nay. Vậy mà bây giờ lại xuất hiện ở đây một tấm khác như thế này. Nhưng không hiểu sao trong tấm mề đay của cô Chế Liễu lại thiếu đi hình con bò cạp vậy?
Mặt Chế Liễu biến đổi